Cập nhật báo cáo tài chính HSG quý 4 năm 2022, CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) là doanh nghiệp có vị thế số 1 trong lĩnh vực tôn mạ tại Việt Nam, chiếm 36% tổng thị phần tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, chiếm hơn 40% sản lượng xuất khẩu toàn ngành tôn mạ. Tập đoàn Hoa Sen hiện xuất khẩu đến hơn 87 Quốc gia và Vùng lãnh thổ với chất lượng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, sản lượng xuất khẩu đã vượt mốc 100.000 tấn/tháng. Các sản phẩm khác bao gồm ống thép và ống nhựa. HSG còn sở hữu mạng lưới bán lẻ với 536 chi nhánh, do đó HSG không quá khó khăn khi đưa ra kế hoạch thay đổi chiến lược từ một nhà sản xuất chuyển sang làm nhà phân phối các sản phẩm của thép.
Kết quả kinh doanh của HSG trong quý 4 năm 2022
- Doanh thu của HSG trong quý 4 năm 2022 đạt mức 7,917 tỷ đồng, tăng trưởng -53% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt mức -680 tỷ đồng. Lũy kế cả năm HSG ghi nhận mức doanh thu 40,694 tỷ đồng, tăng trưởng âm đến 92% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận mức âm 1,067 tỷ đồng.
- Mức sụt giảm cả doanh thu lẫn lợi nhuận đến từ tình hình chung của ngành thép khi thị trường bất động sản đóng băng, nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng thấp khiến giá thép, giá tôn mạ đều giảm mạnh trong khi HSG tích trữ một lượng hàng tồn kho giá cao rất lớn.
- Biên lợi nhuận gộp có sự cải thiện đáng kể đạt 2% so với mức âm 2.9% trong quý 3 năm 2022 nhờ vào việc HSG đã ghi nhận giá vốn bằng lượng hàng tồn kho giá thấp hơn sau khi đã xử lý được phần nào lượng hàng tồn kho giá cao trước đó.
- Biên lợi nhuận sau thuế ghi nhận mức âm 8.6% sau khi trừ thêm chi phí lãi vay, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tuy nhiên đã có sự cải thiện rõ rệt so với quý trước đó.
=> Đăng ký khóa học phân tích cơ bản Let Profit Run - làm chủ các cơ hội đầu tư, thấu hiểu doanh nghiệp, biến thông tin thành lợi nhuận: https://takeprofit.vn/khoa-hoc/let-profit-run?source=web
Bảng cân đối kế toán của HSG
- Quy mô tổng tài sản có xu hướng giảm từ quý 2 năm 2022, động lực chính của sự suy giảm này đến từ hàng tồn kho, đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản và là nguồn gốc khiến HSG ghi nhận khoản lỗ lớn trong năm 2022 khi công ty đầu tư một lượng lớn hàng tồn kho khi giá thép, tôn mạ tăng cao giai đoạn nửa đầu năm 2022. Hiện nay việc giảm tỷ trọng hàng tồn kho và biên lợi nhuận được cải thiện đã giảm bớt rủi ro cho HSG đi phần nào.
- Với việc đầu tư hàng tồn kho đã khiến HSG đi vay nợ ngắn hạn tương đối nhiều, do đó càng làm tăng thêm phần rủi ro đối với cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong quý 4 năm 2022 công ty đã giảm tỷ lệ nợ vay ngắn hạn xuống chỉ còn ~2,700 tỷ thay vì 7,300 tỷ trong quý 2 năm 2022. Điều này sẽ giúp cho HSG giảm được lượng lớn chi phí lãi vay trong các kỳ tiếp theo, giúp cơ cấu vốn của HSG trở nên lành mạnh hơn.
=> Xem thêm: Báo cáo tài chính của HPG quý 4 năm 2022 - Thời điểm xấu nhất có lẽ đã qua
Triển vọng của HSG trong năm 2023
- HSG đang trong quá trình triển khai chiến lược mới của mình với chuỗi Hoa Sen Home với mục tiêu 5-10 năm đạt 1,000 cửa hàng với doanh thu 50,000 tỷ đồng. Đây là một chiến lược mới với thách thức lớn như biên lợi nhuận sẽ bị thu hẹp, tuy nhiên sự phụ thuộc vào giá nguyên liệu sẽ được giảm bớt, tuy vậy vẫn cần thời gian để kiểm chứng đối với chiến lược mới này.
- Hiện tại ngành tôn mạ Việt Nam đang xuất khẩu đến 3 thị trường chính là EU, Úc và Mỹ. Chính sách thương mại của các thị trường này thay đổi bất lợi đến Việt Nam khi Mỹ nới lỏng hạn ngạch thuế quan với thép Nhật Bản, EU, UK; trong khi đó EU áp hạn ngạch với mặt hàng tôn mạ Việt Nam. Do đó ngành tôn mạ nói chung và HSG nói riêng sẽ vấp phải những khó khăn và thách thức lớn trong năm 2023 này.
=> Xem thêm: Nhận định nhóm ngành thép - Khi nào cân bằng | Triển vọng chung - Đánh giá cổ phiếu HPG, HSG NKG