Các cổ phiếu ngành chứng khoán luôn nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư. Với diễn biến luôn chịu ảnh hưởng lớn từ thị trường chung, cũng như việc nhạy cảm với các thông tin và biến động khiến cho việc nắm giữ và kiếm lợi nhuận từ nhóm cổ phiếu này không hề đơn giản. Vậy nhà đầu tư cần nắm bắt đặc điểm gì của nhóm cổ phiếu ngành chứng khoán này để đầu tư thành công? Và bước sang 2024, ngành chứng khoán có triển vọng gì đáng quan tâm? Công ty chứng khoán nào đã sẵn sàng bứt phá? Mời anh/chị cùng TechProfit nhận định.

Đặc điểm các mã cổ phiếu ngành chứng khoán

  • Biến động lớn theo thị trường chung: Kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán với cả 3 mảng hoạt động chính là tự doanh, margin, môi giới đều chịu tác động từ sự tích cực hoặc tiêu cực của thị trường. Chính vì vậy, trạng thái các cổ phiếu ngành này luôn gắn liền với sự biến động của thị trường chung, dù là trong dài hạn hay những phản ứng trong ngắn hạn.
  • Phù hợp đầu tư theo sóng: Chứng khoán là ngành có tính chu kỳ cao, với giá cổ phiếu luôn luôn biến động mạnh. Khi thị trường chung bước vào 1 sóng tăng hay có ảnh hưởng từ tin tức, chính sách, nhà đầu tư có thể quan sát để đón đầu và đầu tư cổ phiếu ngành chứng khoán theo những "cơn sóng" này.
  • Không phù hợp với đầu tư dài hạn: Chính vì mang tính chu kỳ cao và biến động mạnh, cũng như nhạy cảm với nhiều yếu tố ngắn hạn, nhà đầu tư nên hạn chế lựa chọn để nắm giữ dài hạn (3-5 năm) các cổ phiếu ngành chứng khoán
  • Thích hợp mua khi thị trường điều chỉnh mạnh: Khi thị trường chung điều chỉnh, các cổ phiếu ngành chứng khoán sẽ chịu ảnh hưởng theo vào điều chỉnh về vùng giá thấp. Nhà đầu tư có thể lựa chọn mua cổ phiếu khi giá đã về mức rẻ và chờ đợi thị trường phục hồi hay khi có những tác động ngắn hạn tích cực để thu về lợi nhuận.

 

=> Ưu đãi 15 ngày trải nghiệm miễn phí toàn bộ tính năng khi Đăng ký Bộ Công Cụ Hỗ Trợ Đầu Tư của TechProfit: https://techprofit.vn/signup?utm_source=web08

Danh sách các mã cổ phiếu chứng khoán

Các mã cổ phiếu ngành chứng khoán trên sàn HOSE

  • AGR: Công ty Cổ phần Chứng khoán Agribank
  • APG: Công ty Cổ phần Chứng khoán APG
  • BSI: Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
  • CTS: Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công Thương Việt Nam
  • FTS: Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT
  • HCM: Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
  • SSI: Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI
  • TVB: Công ty Cổ phần Chứng khoán Trí Việt
  • TVS: Công ty Cổ phần Chứng khoán Thiên Việt
  • VCI: Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt
  • VDS: Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt
  • VIX: Công ty Cổ phần Chứng khoán VIX
  • VND: Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT

Các mã cổ phiếu ngành chứng khoán trên sàn HNX

  • SHS: Công ty Cổ phần chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội
  • VIG: Công ty Cổ phần Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
  • BVS: Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt
  • EVS: Công ty cổ phần Chứng khoán Everest
  • APS: Công ty cổ phần chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương
  • MBS: Công ty Cổ phần Chứng khoán MB
  • PSI: Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khí
  • IVS: Công ty Cổ phần Chứng khoán Guotai Junan (Việt Nam)
  • HBS: Công ty Cổ phần Chứng khoán Hòa Bình
  • WSS: Công ty Cổ phần Chứng khoán Phố Wall
  • ART: Công ty Cổ phần Chứng khoán BOS

Các mã cổ phiếu ngành chứng khoán trên sàn UPCOM

  • PHS: Công ty cổ phần chứng khoán Phú Hưng
  • SBS: Công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
  • AAS: Công ty cổ phần chứng khoán Smartinvest
  • CSI: Công ty cổ phần chứng khoán kiến thiết Việt Nam
  • BMS: Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Minh
  • TCI: Công ty cổ phần chứng khoán Thành Công
  • HAC: Công ty cổ phần chứng khoán Hải Phòng
  • VFS: Công ty cổ phần chứng khoán Nhất Việt

Triển vọng của cổ phiếu ngành chứng khoán trong năm 2024

Tiếp tục đà phục hồi

Sau khi chạm đáy vào vào giai đoạn cuối năm 2022 - đầu năm 2023, hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán đã có sự hồi phục rõ rệt theo sự tích cực của thị trường chung với đà tăng giá và thanh khoản tăng cao khi lợi nhuận bùng nổ trong quý 2 và 3. Mặc dù đà hồi phục có sự chững lại trong quý cuối cùng của năm 2023, song với việc thị trường chứng khoán vẫn sôi động trong đầu năm 2024 sẽ kỳ vọng giúp kết quả kinh doanh ở tất cả các mảng chính như môi giới, margin, tự doanh tiếp tục được cải thiện:

  • Mảng tự doanh: Mảng tự doanh là điểm sáng lớn của các công ty chứng khoán trong năm 2023 vừa rồi với lợi nhuận cao được hỗ trợ bởi sự hồi phục của VNINDEX. Với dự báo thị trường chứng khoán vẫn sẽ tiếp đà hồi phục trong năm nay, hiệu suất đầu tư kỳ vọng sẽ tiếp tục được duy trì, tạo động lực thúc đẩy doanh thu - lợi nhuận, đặc biệt là với nhóm những công ty chứng khoán nhỏ lấy tự doanh làm cốt lõi.
  • Mảng margin: Đến hết Q3/2023, dư nợ cho vay margin của các công ty chứng khoán đã tăng 25% so với mức nền thấp của 2022. Tuy nhiên, việc liên tục có các đợt tăng vốn trong giai đoạn 2022-2023 đã giúp cung margin mở rộng, tỷ lệ dư nợ cho vay/vốn chủ sở hữu toàn ngành mới ở mức 68%. Với ngưỡng cho vay tối đa là 200%, dư địa cho vay và triển vọn của mảng này trong năm 2024 còn khá lớn.
  • Mảng môi giới: Trái với 2 mảng margin và tự doanh, mảng môi giới vẫn đang diễn ra cuộc canh tranh thị phần gay gắt giữa các công ty chứng khoán. Nhiều công ty đã áp dụng chiến lược chấp nhận giảm lợi nhuận môi giới để thu hút khách hàng. Điều này vẫn sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới, khiến biên lợi nhuận mảng môi giới bị thu hẹp đáng kể. Đổi lại, đây sẽ là cơ hội để các công ty có chính sách hợp lý và hấp dẫn mở rộng tệp khách hàng, và tạo tiền đề cho mảng margin.

Cuộc đua tăng vốn vẫn tiếp diễn

Sức nóng của cuộc đua tăng vốn giữa các công ty chứng khoán đã dần trở lại khi có tới 7 công ty lớn công bố phương án tăng vốn điều lệ trong giai đoạn cuối 2023 – đầu 2024 với mục đích chủ yếu để mở cung margin, bổ sung vốn cho tự doanh hay bù lại dòng vốn đang bị đóng băng do nắm giữ lượng lớn trái phiếu. Dù đã có sự phục hồi đáng kể, nhưng thị trường chứng khoán vẫn chưa thực sự quá sôi động nên việc tăng vốn nóng có thể ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty trong ngắn hạn.

Các mã cổ phiếu ngành chứng khoán triển vọng

Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI (SSI)

- SSI có lợi thế trong cả mảng tự doanh và margin với lãi suất đầu vào thấp. Mảng tự doanh là điểm sáng của công ty này với kết quả hoạt động tích cực nhờ cơ cấu danh mục hợp lý, doanh thu ổn định nhờ các khoản đầu tư quy mô lớn vào tài sản thu nhập cố định (fixed-income), trong khi hoạt động cho vay margin mang lại dòng tiền tương đối ổn định. Về lĩnh vực môi giới, công ty này cũng đang có những chính sách như giảm phí nhằm mở rộng thị phần khách hàng cá nhân.

- SSI dự kiến sẽ phát hành thêm cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ, phục vụ cho hoạt động cho vay ký quỹ và tự doanh, qua đó tiếp tục giữ vững vị thế doanh nghiệp có quy mô tài sản và vốn điều lệ top đầu ngành.

Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT (VND)

- VND vẫn luôn nằm trong top những công ty chứng khoán có thị phần lớn trên thị trường, với chiến lược hướng tới khách hàng cá nhân. Trong quý 4 vừa rồi, kết quả kinh doanh của mảng môi giới chưa được như kỳ vọng do thanh khoản thị trường còn yếu và công ty đang có những chính sách giảm phí để thu hút khách hàng. Tuy vậy trong dài hạn, mảng này của VND vẫn còn nhiều dư địa phát triển khi nhờ tệp khách hàng cá nhân lớn, công ty sẽ được hưởng lợi từ việc thị trường phục hồi và hệ thống KRX được triển khai thời gian tới.

- VND cũng là cái tên nổi bật trong cuộc đua tăng vốn khi trong vòng 2 năm đã bổ sung thêm gần 10.000 tỷ đồng. Việc tăng vốn sẽ giúp công ty có nguồn lực để đẩy mạnh mảng cho vay margin vốn còn nhiều tiềm năng và dư địa.

- Rủi ro: VND hiện vẫn đối mặt với rủi ro lớn về dòng tiền từ trái phiếu doanh nghiệp, khi cơ cấu danh mục đầu tư phân bổ tỷ trọng lớn vào loại tài sản tài chính này.